Gần đây, Google đã xác nhận Core Web Vitals sẽ trở thành yếu tố xếp hạng cho các kết quả tìm kiếm vào tháng 5/2021.
Core Web Vitals - Khả năng tải trang, tương tác trang và xử lý hình ảnh trên trang
1. Thông báo từ Google
Trên Twitter thông báo từ Google vào tháng 5/2021 tới, Core Web Vitals sẽ trở thành các yếu tố xếp hạng, kết hợp với các yếu tố UX (user experience) đã có trước đây.
Thông báo trên Twitter của Google về Core Web Vitals
Thuật toán Page Experience sẽ kết hợp Core Web Vitals với các yếu tố xếp hạng như:
- Tính thân thiện với di động
- Lướt web an toàn
- Bảo mật HTTPS
- Quy tắc về quảng cáo đan xen (pop-up,…)
Google cũng đã có giới thiệu về Core Web Vitals trong năm nay: Các tín hiệu này đo lường cách người dùng trải nghiệm tốc độ, độ phản hồi và khả năng xử lý hình ảnh của một trang.
Cụ thể hơn, có ba yếu tố hình thành Core Web Vitals:
- Largest Contentful Paint (LCP): Thời gian tải các nội dung chính trên trang. Chỉ số LCP lý tưởng là 2.5 giây hoặc nhanh hơn.
- First Input Delay (FID): Thời gian trang kích hoạt khả năng tương tác trên trang. Chỉ số FID lý tưởng là ít hơn 100 mili giây.
- Cumulative Layout Shift (CLS): Khối lượng layout hình ảnh bị dịch chuyển đột ngột trên trang. Chỉ số CLS lý tưởng là ít hơn 0.1
“Những chỉ số này đo lường cách người dùng trải nghiệm tính tương tác của trang web, giúp chúng tôi cải thiện trải nghiệm của người dùng trên web càng ngày càng tốt và hữu ích hơn.”
Ngoài ra, Core Web Vitals sẽ được update liên tục theo năm tháng tùy vào tương tác từ người dùng với trải nghiệm lướt web.
2. Google sẽ gắn thêm nhãn Page Experience
Google có thể sẽ gắn thêm nhãn trên các kết quả tìm kiếm để thể hiện chất lượng Page Experience của trang. Hiện tại Google đang thiết lập các tín hiệu trực quan trên kết quả tìm kiếm để xác nhận trang đã đạt chuẩn Page Experience.
Rất nhiều khả năng là một đợt thử nghiệm nhãn trang này sẽ được tung ra sắp tới. Nếu đợt thử nghiệm này thành công, nhãn Page Experience cũng sẽ được cho ra mắt vào tháng 5/2021.
Dẫu vậy, hiện nay sẽ có rất nhiều trang không đủ tiêu chuẩn để được gắn nhãn này. Một nghiên cứu vào tháng Tám đã cho thấy chỉ có khoảng ít hơn 15% các trang web là đủ tối ưu để vượt qua bài đánh giá Core Web Vitals của Google.
Gần đây, có vẻ như các ông chủ site đang rất cố gắng để chuẩn bị cho yếu tố xếp hạng Page Experience. Google đã báo cáo số người dùng sử dụng Lighthouse và Page Speed Insights để đánh giá các chỉ số Page Experience tăng khoảng 70% (trung vị). Nhiều người cũng đang dùng báo cáo Core Web Vitals của Search Console để khám phá những cơ hội tối ưu.
Google có tổng cộng 6 cách để đo lường Core Web Vitals. Tuy nhiên Google vẫn khuyên rằng việc áp dụng AMP là một cách tối ưu yếu tố xếp hạng Page Experience đơn giản và tiết kiệm chi phí.
“Phần lớn các trang AMP đều sở hữu Page Experience tốt” – trích lời Google.
3. Content không AMP trên Top Stories Carousel
Nhân dịp thông báo về tín hiêu Page Experience, Google cũng thông báo rằng những trang non-AMP (không AMP) sẽ được cho phép xuất hiện trên Top Stories (phần “câu chuyện hàng đầu” của Google) vào tháng 5/2021.
Bản cập nhật nói trên cũng sẽ được tung ra cùng lúc với yếu tố xếp hạng Page Experience. Tất cả những trang tuân theo chính sách content của Google News sẽ được cho phép xuất hiện trên phần Câu chuyện hàng đầu này. Và những trang có trải nghiệm trang xuất sắc sẽ được ưu tiên thứ hạng cao hơn.
Google cũng lưu ý người dùng rằng họ sẽ vẫn hỗ trợ content AMP trong Google Tìm Kiếm như hiện tại.